Phân biệt thuộc ngữ và định ngữ Thuộc ngữ

Thuộc ngữ không phải là thành phần mang tính tu sức. Đối chiếu thuộc ngữ và tính từ định ngữ rõ ràng phát hiện được sự khác biệt của chúng:[4]

  1. The man is friendly. — Tính từ thuộc ngữ.
  2. the friendly man — Tính từ định ngữ.
  1. She is an afraid girl. (Sai, X)
  2. The girl is afraid. (Đúng, ✓)
Bảng phân biệt thuộc ngữ (predicative) và định ngữ (attributive)
Thuộc ngữĐịnh ngữ
Tác dụng- Dùng để làm rõ địa vị, tính chất, tính cách, đặc điểm và trạng thái của chủ ngữ.

- Có tác dụng trần thuật.

- Dùng để tu sức, hạn định, giải thích phẩm chất hoặc đặc điểm của danh từ hoặc trạng từ.

- Giữa định ngữ và trung tâm ngữ là mối quan hệ tu sức và bị tu sức, hạn định và bị hạn định.

Vị trí- Thuộc ngữ nằm sau hệ động từ, có liên hệ vô cùng chặt chẽ với hệ động từ.

- Có hệ động từ là có thuộc ngữ, có thuộc ngữ là có hệ động từ.

- Khi đơn từ làm định ngữ, thông thường đặt phía trước từ mà nó tu sức, gọi là tiền định ngữ.

- Nếu tu sức cho đại từ bất định ghép do some-, any-, no-, every- tạo thành, hoặc bất định thức, đoản ngữ phân từ làm định ngữ, hoặc mệnh đề làm định ngữ, thì định ngữ thông thường đặt sau, gọi là hậu định ngữ. Khi phó từ dùng làm định ngữ, phải đặt sau danh từ.

Thành phần cấu tạo- Thuộc ngữ thường do danh từ, tính từ, đoản ngữ giới từ, động danh từ, bất định thức và phó từ, hoặc mệnh đề đảm nhận.

- Nếu thuộc ngữ của câu cũng là do một câu đảm nhận, vậy thì câu đảm nhận thuộc ngữ này gọi là mệnh đề thuộc ngữ.

- Ví dụ :

  • I am fine. (fine là tính từ, làm thuộc ngữ)
  • He is a teacher. (teacher là danh từ, làm thuộc ngữ)
  • We are here. (here là phó từ, làm thuộc ngữ)
  • He is not at home. (at home là đoản ngữ giới từ, làm thuộc ngữ)
- Chủ yếu là tính từ, ngoài ra còn có danh từ, đại từ, số từ, đoản ngữ giới từ, bất định thức động từ, phân từ, mệnh đề định ngữ, hoặc từ, đoản ngữ hay mệnh đề tương đương với tính từ, đều có thể làm định ngữ.

- Ví dụ :

  • That's a funny idea. (funny là định ngữ, tu sức danh từ idea)
  • That's a small lovely girl. (small lovely là định ngữ, tu sức danh từ girl)
  • The boy needs a ball pen. (ball là định ngữ, tu sức danh từ pen)
  • It is a ball pen. (ball là định ngữ, tu sức danh từ pen)
  • The two boys are students. (two là định ngữ, tu sức danh từ boy)
  • The boy there needs a pen. (there là định ngữ, tu sức danh từ boy)
Tính chất- Không phải là định ngữ, cũng không phải là trạng ngữ.

- Là vị ngữ không hoàn chỉnh trong câu, phải đi cùng với hệ động từ tạo thành vị ngữ ghép hoàn chỉnh trong câu.

- Nói đúng là, thuộc ngữ là cấu kiện của vị ngữ, mà không phải là thành phần câu ngang cấp với vị ngữ, cấu tạo chủ-hệ-thuộc trên thực tế là cấu tạo chủ-vị, cho nên không có cái gọi là cấu tạo chủ-vị–hệ.

- Từ ngữ được mệnh đề định ngữ tu sức gọi là tiền hành từ (en), từ ngữ dẫn dắt mệnh đề định ngữ gọi là quan hệ từ.

- Dựa vào tính chất của quan hệ từ, có thể chia thành hai loại: đại từ quan hệ và phó từ quan hệ.

- Dựa vào mức độ gắn kết của mối quan hệ giữa mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề chính, mệnh đề định ngữ chia thành hai loại: mệnh đề định ngữ hạn chế và mệnh đề định ngữ phi hạn chế.